Câu chuyện về Saxa

Hãy để chúng tôi kể bạn nghe về lý do tồn tại của công ty Saxa. Mỗi một công ty ra đời, chúng tôi tin, nó phải có lý do đủ lớn và đủ hợp lý. Saxa là một công ty quà tặng, chúng tôi thành lập nó vào năm 2010, và cũng đã tự hỏi, lý do của nó là gì và Saxa sẽ làm được gì cho khách hàng?

đọc và cổ vũ >

Tâm huyết dành tặng khách hàng

Chúng tôi quyết định Saxa sẽ phải là một công ty biết làm cho khách hàng hạnh phúc. Đây là một quyết định mà Saxa được truyền cảm hứng bởi chính khách hàng của mình. Làm cho ai đó hạnh phúc không phải là một việc dễ dàng. Nhưng khách hàng của chúng tôi lại làm điều đó mỗi ngày, thông qua cách họ tìm tòi kỹ lưỡng từng món quà tặng hay nhất để tri ân xung quanh. Chúng tôi cảm kích điều đó, và cảm thấy mình cũng cần phải có những nỗ lực tương xứng để làm khách hàng của mình An Tâm.

đọc và ngạc nhiên >

“Đừng chỉ nói thôi, hãy tỏ thái độ”

1651 - 29.09.2016

“Đừng chỉ nói thôi, hãy tỏ thái độ”

Hồi sinh viên tôi có làm phục vụ ở nhà hàng pizza Ý. Suốt những ngày tháng ấy, tôi học được nhiều về cách ứng xử với khách hàng, đặc biệt là lời cảm ơn. Khách thanh toán, tôi cầm tiền bằng hai tay, nhìn vào mắt khách và nói “cảm ơn”. Khách ra về, tôi mở cửa, cúi đầu nhẹ và nói “cảm ơn”. Lần nọ, thấy khách đứng lên ra về, theo quán tính tôi vừa dọn bàn vừa nói với theo “Cảm ơn. Hẹn gặp lại!”. Đúng lúc đó ông chủ nhà hàng nhìn thấy. Hết ca chiều, ông gọi tất cả nhân viên lại và nhắc: “Khi cảm ơn ai đó, hãy ngưng mọi sự đang làm lại, đặt cả sự tập trung vào lời nói, còn nếu không thì đừng nói”. Sau hôm đó, tôi bị phạt đứng trực cửa chào khách trong một tuần. Lần đầu tiên, tôi học được cách tỏ thái độ tôn trọng và hết lòng vào hai chữ “cảm ơn”.

Kể từ đó, mỗi khi ai nói lời cảm ơn, chúc mừng hoặc tri ân dành cho mình, tôi luôn dừng mọi việc đang làm, nhìn thẳng vào mắt họ để bày tỏ rằng, tôi ghi nhận sự cảm kích của họ bằng tất cả sự trân trọng. Riết cũng thành thói quen, nên mỗi khi nhìn thấy ai đó nói cảm ơn với mình mà mắt nhìn màn hình, tay quờ quào tìm gì đó lại khiến tôi cau mày, lòng thoáng hụt hẫng. Nếu lời cảm ơn ấy cho đi như một thủ tục thì trách sao bị đáp lại bằng thái độ hững hờ.

Bẵng đi một thời gian, tôi cũng quên mất bài học xưa, thỉnh thoảng lại bị quở trách vì sự hờ hững trong lời nói của mình. Mới hôm qua, đang te te xuống cầu thang, tôi ghé phòng chị sếp để chào “Bye chị em về. Chúc chị buổi tối vui nhé!”. Trông bộ dạng tôi vừa nói vừa cười tí tởn, chân thì vội bước đi không để ý gì, chị nghiêm mặt lại nhắc liền “Đang làm việc, chơi gì mà vui. Chúc lại đàng hoàng coi”. Tôi hết hồn, vội chỉnh lời “Dạ, chị ở lại làm việc xong rồi tranh thủ về sớm nghen. Buổi tối đi đường cẩn thận!”. “Ừa, ít ra phải vậy. Lần sau nói cái gì mà lơ tơ mơ là liệu hồn”. Ra về, tôi bật cười ngẫm lại, thì ra có nhiều người cùng quan điểm với ông chủ nghiêm nghị lúc trước của tôi ghê.

Thật dễ dàng để hiểu được ý nghĩa của những từ cảm ơn, chúc mừng… nhưng có mấy ai biết rằng tỏ thái độ một cách chân thành, trân trọng như kiểu có mặt 100% khi nói ra những lời ấy thì sẽ khiến chúng đáng quý đến nhường nào.

Erick Phan - Trích từ Sổ tay trưởng thành Saxa

09.08.2016

danh mục sản phẩm

f-social

Hãy nhè nhẹ bấm Like để ủng hộ Saxa bạn nhé!