Let us tell you the reason why Saxa exists. When a company is established, we believe that it must have a big and right enough reason. Saxa is a Gift company, we have started it since 2010 and also asked ourselves, what the reason was and what Saxa would do for customers?
We decide that Saxa will have to be a company knows how to bring happiness to customers. So, together we are building the company’s strong and kind culture values to first make every Saxa people happy. A company which is happy enough will have enough power to create happy projects for customers. Specifically, Saxa’s Studio non-profit project, free entry, named Story at Saxa. Let come over to Saxa Group Building, take free photoshoot and witness the Happiness values Saxa is creating.
1406
- 16.03.2016
(Saxagifts.com) - Quà tặng đã vượt lên trên ý nghĩa vật chất thuần tuý để trở thành sứ thần mẫn tiệp của tình cảm. Và việc tặng quà như thế nào đã được người ta quan tâm như một hành vi văn hoá. Đáng trách chăng là việc người ta đi quá giới hạn của việc "chuyển nghĩa" này.
Quà tặng đã vượt lên trên ý nghĩa vật chất thuần tuý để trở thành sứ thần mẫn tiệp của tình cảm. Và việc tặng quà như thế nào đã được người ta quan tâm như một hành vi văn hoá. Đáng trách chăng là việc người ta đi quá giới hạn của việc "chuyển nghĩa" này.
Chi tiết trong truyện ngắn "Một chuyện Xuvơnia" của nhà văn Nam Cao khiến tôi nhớ mãi: cô gái quê được một chàng trai thị thành tặng chiếc khăn làm kỷ niệm. Lâu ngày, tình nhạt phai, nàng bèn đem chiếc khăn đó bán lấy tiền ăn bánh đúc riêu cua.
Nhưng sự trần trụi hoá kỷ vật thiêng liêng của cô gái nhà quê trong truyện qua lăng kính nhà văn Nam Cao cũng không hẳn gợi sự chua xót hoặc khinh bỉ, có chăng chỉ là nhắc người đọc đối diện với hiện thực của xã hội Việt Nam lúc đó. Rằng, trước và sau khi mơ tưởng những điều hão huyền, mây gió thì người ta cần phải sống, phải tồn tại, kể cả người đang yêu.Nhưng với tôi lúc đó, câu chuyện lại gợi cảm xúc rất thật: quà tặng trước hết là một sự thiêng liêng.
Thật dễ thương trước hình ảnh của một cô bé con 10 tuổi, tỉ mẩn làm từng chi tiết cho tấm thiệp tặng sinh nhật bạn cùng món quà tự gói. Thấy xốn xang trong lòng người lớn khi nhìn con trẻ nâng niu món quà bỏ vào cặp sách để ngày mai đưa tới lớp.
Giữa tiết trời lạnh buốt của mùa đông đất Bắc, lòng chợt ấm và mắt tràn ngập niềm vui khi nhìn thấy cành mai vàng gửi ra từ phương Nam. Cành mai vàng của cậu học trò nghèo xa xứ gửi qua đường tàu hoả đã rụng gần hết hoa nhưng gói gắm đủ đầy nỗi nhớ thương đất Bắc và những người thân. Và cứ thế, cứ thế những món đặc sản quê hương qua tàu, qua xe đến tay người nhận đã nối dần những khoảng cách...
Và cũng đã có những người lớn rưng rưng như trẻ nhỏ khi bạn bè thân quên tặng quà sinh nhật mình.Quà tặng đã vượt lên trên ý nghĩa vật chất thuần tuý để trở thành sứ thần mẫn tiệp của tình cảm. Và việc tặng quà như thế nào đã từng được nhiều người quan tâm như một hành vi văn hoá.
Nhưng cho đến khi được chuyển nghĩa thành quà biếu thì những câu chuyện buồn bắt đầu gõ cửa xứ sở của quà tặng. Việc quà tặng, quà biếu trở thành môi giới "ngoại giao" thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên và đáng trách. Đáng tiếc chăng là việc người ta đi quá giới hạn của việc "chuyển nghĩa" này.
Cũng không có gì đáng trách trước việc một nhân viên tặng sếp một món quà nào đó nhân ngày lễ, ngày Tết. Sếp, về một nghĩa nào đó là bề trên - nếu món quà đủ để thay mặt người tặng nói lên lòng biết ơn, sự tri âm của cấp dưới thì hẳn sẽ làm người trao, kẻ nhận đều thanh thản. Nhưng nếu người trao gửi vào món quà quá nhiều toan tính và người nhận biết mình mắc nợ bởi nó thì việc tặng, biếu ở đây đã mang nghĩa trao đổi, mua bán. Lúc đó, sự thiêng liêng đã không tồn tại. Nếu người nhận cân, đong, đo, đếm quà của kẻ dưới để mà "đối xử" thì sự việc còn trở nên tệ hại hơn.
Nếu không tin, bạn hãy nhớ lại gương mặt tất tả của hàng đoàn người rồng rắn mang những gói quà xuôi ngược ngoài đường trong những ngày cận Tết của dăm, bảy năm trở lại đây. Nếu có dịp chứng kiến cảnh trao và nhận quà kiểu trao đổi này, hẳn rằng bạn sẽ càng thấy người lớn quả là thua thiệt so với cô cậu bé con tặng quà cho nhau bằng bức tượng đất sét tự nặn hoặc tấm thiệp tự làm. Nỗi buồn, sự bất hạnh này do chính chúng ta tạo ra.
Và đỉnh điểm của nỗi buồn về quà tặng, quà biếu là khi Chủ tịch Quốc hội - người đứng đầu cơ quan lập pháp lên tiếng, Ban Bí thư và Thủ tướng phải ra chỉ thị và Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ có cả đoạn quy định về việc phải báo cáo khi nhận quà trên 50USD... Có lẽ đó là một việc cực chẳng đã đối với truyền thống trọng lễ, nghĩa của dân tộc Việt.
Lẽ ra quà tặng vĩnh viễn phải được cư trú ở xứ sở thiêng liêng trong đời sống tinh thần của con người, nhất là đối với Việt Nam chúng ta. Để việc biếu quà, tặng quà khi năm hết Tết đến trở thành vấn đề lo lắng của xã hội quả là việc quá nên buồn.
Nỗi buồn đó nằm ngoài dự liệu của những nhà hoạch định chính sách và những nhà nghiên cứu văn hoá.
www.saxagifts.com (Sưu tầm)