Let us tell you the reason why Saxa exists. When a company is established, we believe that it must have a big and right enough reason. Saxa is a Gift company, we have started it since 2010 and also asked ourselves, what the reason was and what Saxa would do for customers?
We decide that Saxa will have to be a company knows how to bring happiness to customers. So, together we are building the company’s strong and kind culture values to first make every Saxa people happy. A company which is happy enough will have enough power to create happy projects for customers. Specifically, Saxa’s Studio non-profit project, free entry, named Story at Saxa. Let come over to Saxa Group Building, take free photoshoot and witness the Happiness values Saxa is creating.
1245
- 13.04.2016
(Saxagifts.com) - Nếu nhân viên chưa có tình yêu với sếp, với đồng đội, lý do có thể là không ở họ, mà ở chính chúng ta. Tình cảm chúng ta dành cho họ, đã đủ nhiều hay chưa? Cũng chính là câu hỏi mà sếp Saxa vẫn tự trăn trở mỗi ngày. Có một bài học lớn mà tôi đang học ở Saxa: Gieo trồng tình yêu trong nhân viên, khó không?
Có một bài học lớn mà tôi đang học ở Saxa: Gieo trồng tình yêu trong nhân viên, khó không?
Tôi nghĩ khó. Đương nhiên là khó. Thậm chí là rất khó.
Bởi sâu trong tiềm thức của chúng ta, mối quan hệ của nhân viên với công ty, đơn giản chỉ là một bên cần người, một bên cần việc. Anh làm cho tôi, thì tôi sẽ trả lương cho anh. Hoặc tôi làm cho anh, thì anh phải trả công xứng đáng cho tôi. Vì thế, sợi dây tình cảm vốn là thứ xa xỉ so với lợi ích của đôi bên.
Nhưng, khó không có nghĩa là không thể làm được.
Nếu chúng ta nói những người xa lạ thì làm sao yêu thương như người thân được, thì cũng không đúng. Vẫn có những người bạn, thân hơn cả anh em trong một nhà; vẫn có những tri kỷ, hiểu nhau hơn cả vợ chồng.
Vì thế, nếu nhân viên chưa có tình yêu với sếp, với đồng đội, lý do có thể là không ở họ, mà ở chính chúng ta. Tình cảm chúng ta dành cho họ, đã đủ nhiều hay chưa? Cũng chính là câu hỏi mà sếp Saxa vẫn tự trăn trở mỗi ngày.
Nhân viên tàng tàng với công việc. Sếp hãy tự hỏi, mình có truyền cảm hứng đủ nhiều để họ cảm thấy đây là một công việc thú vị không.
Nhân viên không hết lòng với việc chung. Sếp hãy tự chất vấn, mình đã hết lòng với những khó khăn cuộc sống hằng ngày của họ hay chưa.
Nhân viên không có thiện cảm với sếp. Sếp hãy nhìn lại, những điều họ bất mãn là đúng hay sai.
Nhận một nhân viên vào công ty, là trách nhiệm, nhưng không phải nằm ở việc trả lương đầy đủ. Mà trách nhiệm là có làm được cho cuộc sống họ tốt hơn hay không? Bởi với tôi, tình cảm không cho được, thì dĩ nhiên sẽ chẳng nhận về được.