Let us tell you the reason why Saxa exists. When a company is established, we believe that it must have a big and right enough reason. Saxa is a Gift company, we have started it since 2010 and also asked ourselves, what the reason was and what Saxa would do for customers?
We decide that Saxa will have to be a company knows how to bring happiness to customers. So, together we are building the company’s strong and kind culture values to first make every Saxa people happy. A company which is happy enough will have enough power to create happy projects for customers. Specifically, Saxa’s Studio non-profit project, free entry, named Story at Saxa. Let come over to Saxa Group Building, take free photoshoot and witness the Happiness values Saxa is creating.
1521
- 08.06.2016
(Saxagifts.com) - Nhân viên mà, chuyện ngồi đối diện sếp và chịu mắng một trận tả tơi là bình thường. Tôi cũng không ít lần như thế. Đến nỗi mà lắm lúc tự hỏi không lẽ phận nhân viên là phải bị la ầm ầm, bị coi thường hoài sao?
Nhân viên mà, chuyện ngồi đối diện sếp và chịu mắng một trận tả tơi là bình thường. Tôi cũng không ít lần như thế. Đến nỗi mà lắm lúc tự hỏi không lẽ phận nhân viên là phải bị la ầm ầm, bị coi thường hoài sao?
Nhưng, khi bắt đầu làm tại Saxa, tôi nhận ra có lẽ điều đó là không đúng.
Có lần, tôi cùng chị sếp đi ăn Bingsu tại một quán khá cool ở trung tâm quận 1. Đang ăn ngon lành thì chị sếp hỏi: “Em có thấy điều gì không ổn ở đây không?”
Với tôi, mọi thứ đang tuyệt cú mèo cơ mà, nên tôi lắc đầu.
Tức quá, chị cú đầu tôi cái cốc: “Nhìn kìa, là cái tủ trưng vật phẩm đẹp lỗng lẫy đằng kia kìa!”
Cái tủ 6 tầng, nằm khiêm tốn trong một góc nhỏ, và bị khuất bởi cây cột to đùng.
“Em có biết, giá của những món đồ trên đó là bao nhiêu không? Bình nước thì 950k, 750k, ly sứ thì 500k, ly nhựa thì cũng 300 400. Nó không rẻ, nên sẽ kén người mua; và thêm nữa, sản phẩm đó rất đẹp, vậy thì tại sao lại để trong một góc khuất như thế chứ? Quá uổng đúng không?
Vậy thì, lỗi do ai đây, chủ hay nhân viên?
Cả 2 nha em. Vì nếu nhân viên đủ quan tâm đến nơi mình làm, hoặc đủ can đảm lên tiếng, thì chắc chắn sẽ không có chuyện này. Bởi vậy, mà chị mới gọi tụi em là leader của Saxa. Vì mấy đứa phải hiểu rằng, leader là những người phải có đủ tâm huyết với nơi công ty, đủ trách nhiệm với công việc mình làm.
Ngày nào mấy đứa còn đi làm với thái độ hời hợt, ai ra sao thì ra, ai làm gì thì làm; hoặc chứng kiến kế hoạch có nhiều kẽ hở chẳng hạn mà không dám lên tiếng vì sợ mích lòng, thì ngày đó mấy đứa vẫn còn là một nhân viên rất bình thường. Mà khi em đã lựa chọn bình thường, thì sao em bắt người ta săn đón và nhẹ nhàng với em. Hiểu hem?”
À... ra là thế, cái ý nghĩa của văn hóa thứ tư ở Saxa, văn hóa Làm chủ. “Chúng ta là những người chủ của công ty. Chúng ta chủ động làm việc, chủ động tìm hiểu vấn đề và chủ động giải quyết vấn đề. Chúng ta là những người kiến tạo ra công ty của chính mình”, đó không phải là câu chỉ mang tính khích lệ tinh thần như tôi thường nghĩ, đó là một lời nhắc nhở.
Nhờ vậy, mà tôi biết được, đôi lúc những người sếp không hiển nhiên mà nghĩ nhân viên là những người thua kém mình đâu.
Vì chúng ta đã chủ động đóng góp đến đâu, thấy cái ghế không ngay, chúng ta có đẩy lại; hoặc thấy ý tưởng đang thực hiện không đúng, chúng ta có can đảm đứng lên để phản bác?
Chúng ta chăm lo từng hơi thở của công ty như chính căn nhà của mình chưa?
Và chúng ta có chứng minh cho họ thấy rằng mình là một nhân viên đáng được săn đón và “nhẹ nhàng” không?
Vẫn có lúc, tôi chưa làm được như thế.
Vì vậy, đừng than trời trách sếp nữa tôi ơi! Một khi tôi chưa đủ trách nhiệm, cũng là khi tôi phải chấp nhận với việc mình chỉ là một nhân viên làm công ăn lương, bình thường và không có gì đặc biệt, vậy thôi!