Story about Saxa

Let us tell you the reason why Saxa exists. When a company is established, we believe that it must have a big and right enough reason. Saxa is a Gift company, we have started it since 2010 and also asked ourselves, what the reason was and what Saxa would do for customers?

Read and motivate >

Devotion to customer

We decide that Saxa will have to be a company knows how to bring happiness to customers. So, together we are building the company’s strong and kind culture values to first make every Saxa people happy. A company which is happy enough will have enough power to create happy projects for customers. Specifically, Saxa’s Studio non-profit project, free entry, named Story at Saxa. Let come over to Saxa Group Building, take free photoshoot and witness the Happiness values Saxa is creating.

Read and Surprise >

To tiếng, xin dành cho những người thua cuộc

1756 - 13.04.2016

To tiếng, xin dành cho những người thua cuộc.

Mai, một copywriter của Saxa, trở về phòng.

Kẹp cây viết vào giữa cuốn sổ. Gập lại. Rút ngay ra cuốn sổ khác. Mới toanh.

Nhanh nhanh tiến về phía anh đồng nghiệp: “Anh ơi, anh share việc cho em với. Chị Vy vừa nói em soạn nội dung web phụ anh.” Mai háo hức lắm. Vì trong đầu đang tuôn trào ý tưởng. Mai định bụng sẽ góp vào cho web được hoàn hảo hơn.

Thế nhưng, đáp lại những ý tưởng đó, lại là một câu: “Thôi, em không theo từ đầu, nên em chưa hiểu đâu. Giờ làm cái này trước đi. Chứ giờ anh cũng không có thời gian mà ngồi giải thích.”

Mai cảm thấy mình bị gạt bỏ. Mai không vui vì điều đó.

Và thật ra, đôi lúc, nếu không muốn nói là mỗi ngày. Vẫn luôn có những cảm xúc không vui quấy rối chúng ta như thế tại nơi làm việc. Một đồng nghiệp ca hát nghêu ngao khi bạn đang cần tập trung cao độ. Hoặc một đồng nghiệp xóc xỉa những câu làm bạn tự ái chẳng hạn. Thì những lúc như thế, chúng ta sẽ phản ứng như thế nào? Ít nhiều sẽ là những phản ứng bật lại.

To tiếng, xin dành cho những người thua cuộc.

 

 

 

 

To tiếng, xin dành cho những người thua cuộc

Mai cũng thế. Cô ấy bật lại. Lúc đầu là những cái nhíu mày. Về sau là giọng điệu ngắn ngủn, cộc lốc. Và đỉnh điểm là lớn tiếng, cãi lại anh đồng nghiệp. Thế nhưng, việc mất nhiều calo ấy lại dường như chẳng giúp ích được gì cả.

Có ai đồng cảm được với cảm xúc bị gạt bỏ của cô?

Và có ai chịu chấp nhận những lời góp ý?

Không, hiển nhiên là không.

Và nếu như thế, cô chẳng phải là người thua cuộc trong cuộc giao tiếp đó hay sao?

Chúng ta nên nhận ra rằng, người càng to tiếng bao nhiêu, lại là người càng yếu thế bấy nhiêu. Họ to tiếng, bởi họ đang một mình, và đang cảm thấy không đủ sức thuyết phục được ai. Và đó cũng là lý do vì sao họ thất bại.

Sẽ không ai tiếp thu những gì họ nói.

Sẽ không ai đứng về phía họ.

Mà ngược lại, những gì họ nhận được, chỉ là sự khó chịu của đồng nghiệp và những bực tức thêm cho mình.

Được chị sếp giải thích rõ ràng như thế, Mai dần dà hiểu ra.

Mai đã to tiếng nhưng cô ấy vẫn không giải quyết được gì. Đó luôn là một quy luật. Giờ đây, tôi thấy cô gái đó đã điềm tĩnh hơn rất nhiều. Đôi lúc vẫn có những bức xúc, nhưng trong đó có sự kiềm chế. Lắm khi cũng có những ý kiến phản đối, nhưng trong đó có sự điềm tĩnh. Và nhờ đó, mọi người lắng nghe cô nhiều hơn.

Procduct Categories

f-social

Kindly click Like to support Saxa!